Để một thương hiệu có thể tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường rộng lớn như hiện nay bắt buộc mỗi doanh nghiệp đều phải đầu tư vào phát triển đội ngũ nhân viên quan hệ công chúng chuyên nghiệp. Hiện nay quan hệ công chúng được đánh giá là ngành học tiềm năng và mang lại cơ hội nghề nghiệp tốt cho các bạn sinh viên. Vậy bạn đã biết gì về ngành học này. Hãy cùng Blog MOA Việt Nam tìm hiểu nhé!
1. Quan hệ công chúng là gì?
Theo Viện PR Thế giới (IPRA) đã định nghĩa: “PR là những nỗ lực bền bỉ được thiết lập có kế hoạch nhằm đạt được và duy trì mối quan hệ tốt và sự hiểu biết lẫn nhau giữa tổ chức và công chúng.”
Nói một cách đơn giản ngành quan hệ công chúng ( Public Relations – PR) là quá trình xây dựng những chiến lược mang lại lợi ích cho cả bên thực hiện và các bên có liên quan với mục đích khẳng định, định hình tên tuổi, thương hiệu sản phẩm và toàn bộ hoạt động liên quan đến doanh nghiệp.
Nhưng nếu định nghĩa quan hệ công chúng dưới góc độ sản phẩm bạn có thể hiểu đây là công cụ phục vụ, hỗ trợ Marketing và hoàn toàn khác biệt so với hình thức quảng cáo hay quảng bá có trả phí (Paid Promotion).
2. Quan hệ công chúng học gì?
Khi theo học ngành quan hệ công chúng bạn sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về:
- Xây dựng chiến dịch quan hệ công chúng
- Tổ chức sự kiện
- Kỹ năng viết và biên tập tin
- Phát triển các chương trình liên quan
- Nghệ thuật giao tiếp trước đám đông
- Đàm phán và quản trị xung đột
- Chính trị học đại cương
- Cung cấp cái nhìn tổng thể về toàn cảnh cấu trúc xã hội và các mối quan hệ trong đời sống xã hội.
Bên cạnh đó tiếp tục được đào tạo những kiến thức chung về khoa học, xã hội, kinh tế, ngoại ngữ, xã hội học bổ trợ. Đồng thời trang bị thêm cho sinh viên một số kỹ năng bắt buộc như:
- Quản trị thông tin
- Truyền hình kỹ thuật quản trị web
- Quản trị và phát triển thương hiệu Truyền thông đa phương tiện
- Hoạch định chiến lược và lập kế hoạch PR
- Kỹ thuật phát thanh và truyền hình
3. Học quan hệ công chúng ra trường làm gì, ở đâu?
Sau khi giữ trên tay tấm bằng cử nhân Đại học cùng với vốn kiến thức chuyên sâu bạn có thể tự tin ứng tuyển vào nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tại những vị trí sau:
- Chuyên viên truyền thông
- Chuyên viên Marketing
- Chuyên gia quan hệ báo chí
- Quản lý quan hệ khách hàng
- Quản lý quan hệ đối tác
- Chuyên gia xử lý khủng hoảng
- Chuyên viên phát triển
- Chuyên gia trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp văn hóa
- Cố vấn hình ảnh doanh nghiệp
- Chuyên viên phân tích và quản lý mảng quan hệ công chúng
- Phóng viên, cộng tác viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình
- Nghiên cứu viên hoặc giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng
- Quản lý nhân sự, điều phối viên, đại diện thương mại trong ngành công nghệ giải trí
- Làm các dự án, sự kiện tự do.
- …
4. Tố chất nào cho thấy bạn phù hợp với ngành quan hệ công chúng?
Mỗi ngành nghề đều yêu cầu bạn có những kỹ năng và tố chất phù hợp thì mới gắn bó lâu dài được. Dựa trên tố chất có sẵn bạn sẽ biết được mình có thật sự phù hợp với ngành quan hệ công chúng hay không. Sau đây là những tố chất bạn cần có:
- Có đam mê và yêu thích ngành quan hệ công chúng
- Thích giao tiếp và có khả năng giao tiếp cao
- Năng động, tinh tế
- Có khả năng thuyết trình và đàm phán trước đám đông
- Có tính sáng tạo cùng tư duy nhạy bén
- Kỹ năng phân tích dữ liệu và tổng hợp ở mức khá, tốt
- Biết lập kế hoạch và lên mục tiêu cho mỗi chiến dịch
- Chịu được áp lực cao trong công việc
- Khả năng xử lý vấn đề bao quát và nhanh chóng
- Có trình độ ngoại ngữ và tin học ở mức khá
- Tự giác tìm kiếm, học hỏi và xu tầm kiến thức mới, xu hướng mới
5. Ngành quan hệ công chúng học trường nào tốt tại Việt Nam
Mặc dù là ngành chưa được phổ biến tại Việt Nam, nhưng Quan hệ công chúng đã được nhiều trường Đại học tại đưa vào chương trình đào tạo. Dưới đây là danh sách trường tổ chức giảng dạy ngành quan hệ công chúng tốt nhất hiện nay.
Khu vực miền Bắc:
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Nguyễn Trãi
- Trường Đại học Đại Nam
Khu vực miền Nam:
- Trường Đại học Văn Lang
- Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Trường Đại học Văn Hiến
- Trường Đại học Ngoại Ngữ – Tin Học TPHCM
- Trường Đại học RMIT
- Trường Đại học Yersin Đà Lạt
Mong rằng dựa trên những kiến thức đã chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành quan hệ công chúng và đưa ra quyết định phù hợp nhất. Tuy nhiên trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng bạn cần cân nhắc thật kỹ và xem xét trên nhiều phương diện khác nhau. Tránh trường hợp đưa ra quyết định sai. Chúc bạn may mắn!