Chat Bot là ứng dụng không thể không nhắc đến trong kinh doanh Online. Ngoài tính chuyên nghiệp, tiện dụng thì Chat Bot góp phần không nhỏ trong việc tăng doanh số bàn hàng.
Chat BOT là gì?
Khái niệm Chat Bot:
Định nghĩa ngắn gọn mà dễ hiểu nhất thì
Chat: trò chuyện
Bot: con robot
Chat Bot là sản phẩm kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo AI để giao tiếp với người dùng. Công cụ này mô phỏng cuộc trò chuyện thay cho nhân viên tư vấn bằng giao diện trò chuyện hoặc âm thanh… Nó thay người tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra nó có thể thu thập được những thông tin của khách hàng mà không tốn nhiều thời gian
Xem thêm: Chatbot.com
Chat Bot dùng để làm gì?
Thông thường một Website, Landing page, Facebook Messenger, Skype, Line có thể tích hợp thêm Chatbot để thu thập thông tin khách hàng, tư vấn khách hàng, giới thiệu sản phẩm, đặt chỗ, mua hàng, tin tức, tìm kiếm…
Bất kì lúc nào từ sáng sớm đến đêm khuya khách hàng cần tư vấn, sẽ không làm gián đoạn quá trình tìm hiểu của khách.
Cách thức hoạt động của Chat Bot
Chat Bot tương tác với người dùng qua đoạn âm thanh hoặc văn bản trên các nền tảng. Phần mà người quản trị thiết lập bên trong bao gồm:
Translator: Nhận được yêu cầu của người dùng, đọc hiểu yêu cầu mà máy tính cần thực hiện. Việc hiểu câu hỏi và am hiểu tình huống cuộc trò chuyện thể hiện độ “sịn” của Chatbot.
Processor: xử lý yêu cầu, thành phần này giúp khả năng của chatbot không bị giới hạn.
Respondent: nhận output, gửi lại hộp thư trong nền tảng đang dùng, đưa kết quả cho người dùng.
Các bộ câu hỏi đã được soạn sẳn từ trước dựa vào dữ liệu, tài nguyên mà doanh nghiệp đã thu thập trước đây trong quá trình bán hàng. Hoặc có thể tham khảo từ đối thủ để xác định những hình huống có thể xảy ra trong cuộc trò chuyện.
Phân loại
Chúng ta có thể chia thành 3 loại, dựa vào nguyên tắc hoạt động của chúng
Chat Bot trò chuyện theo kịch bản:
Nghe qua tên là chúng ta có thể hiểu được phần nào nguyên tắc của loại chatbot này rồi. Người lập trình sẽ soạn sẳn những dữ liệu từ trước đó. Nghĩa là khi bạn chọn câu hỏi, chatbot sẽ gợi ít bằng những tùy chọn có liên quan. Các robot sẽ ghi nhận và đưa ra câu trả lời có liên quan đến mục bạn cần tìm hiểu.
Ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung nhé. Tôi đang có nhu cầu ăn BBQ tại nhà hàng, và tôi muốn được tư vấn. Trong mục tư vấn sẽ có các gợi ý sẳn như: “Tôi muốn xem menu”, “Giá vé”, “Đặt bàn”. Khi chọn vào mục cần tìm hiểu thì câu trả lời đã được soạn sẳn trước đó sẽ hiện ra trong đoạn trò chuyện của tôi.
Tuy nhiên hạn chế của loại chatbot này là người lập trình phải tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng qua hàng loạt câu hỏi. Điều này làm yêu cầu người dùng sẽ được giải đáp một cách chậm, không nhanh chóng. Ngoài ra với một số câu hỏi không có sẳn thì chatbot không thể nào trả lời.
Chat Bot trò chuyện theo từ khóa:
Chatbot này sử dụng quá trình máy học (Machine Learning), linh hoạt xử lý thông tin mà người dùng yêu cầu. Loại Chatbot này có khả năng đọc hiểu những từ, cụm từ có liên quan đến câu hỏi nhất định, từ đó phán đoán đến câu hỏi nhất định. Từ đó hiểu được mục đích người dùng và trả về câu trả lời thích hợp.
Ví dụ: Một chatbot chuyên về mã giảm giá. Bạn nhập nội dung: “Tôi muốn mua đầm dự tiệc”. Lúc này robot trò chuyện sẽ trả về mã giảm giá của ngành hàng bạn tìm kiếm.
Chat Bot trò chuyện theo ngữ cảnh:
Loại chatbot này ghi nhớ lại nội dung, tông tin từ cuộc trò chuyện trước đó của bạn. Để rồi đưa ra câu gợi ý, câu trả lời phù hợp nhất với từng khách hàng.
Bạn đã bao giờ mua hàng online trên một website trước đó. Bạn tiến hành mua lần 2, lần 3, thì tự động Chat Bot sẽ hỏi lại muốn sử dụng địa chỉ, số điện thoại như lần trước không.
Lợi ích
Giảm thiểu được chi phí: Chat bot có thể đảm nhận nhiệm vụ của một nhân viên chăm sóc khách hàng như: giới thiệu sản phẩm, tư vấn dịch vụ, lưu trữ thông tin, bán hàng,… Từ đó tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn chi cho nhân viên tư vấn.
Tối ưu hóa quá trình giao tiếp khách hàng: Chatbot có khả năng thu thập thông tin và lưu trữ dữ liệu khách hàng như: độ tuổi, nghệ nghiệp, địa chỉ,… Như vậy từ những lần trò chuyện sau, chatbot có thể hiểu rõ khách hàng. Đưa ra những gói sản phẩm, dịch vụ thích hợp dựa trên cơ sở mà họ quan tâm.
Phản hồi khách hàng bất kì lúc nào: Một nhân viên bình thường không thể lúc nào cũng online 24/24 để hỗ trợ khách hàng. Nhưng Chat Bot làm được điều đó vì nó là một con robot mà. Chatbot tiếp nhận và xử lý yêu cầu khách hàng một cách nhanh chóng. Thông qua đó, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, kích thích doanh thu tăng trưởng.
Tăng độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp: Chatbot tự động nhắn tin chúc mừng sinh nhật khách hàng, tự nhắc nhỏ lịch hẹn, nhắc nhờ thời gian nhận hàng,…
Ai nên sử dụng chat BOT
Đa số các dịch vụ kinh doanh đều có thể sử dụng Chat Bot, một số ngành thường sử dụng Chat bot như sau:
Dịch vụ kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, khách sạn, quán cafe,…
Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp: thẩm mỹ viện, spa, nail,…
Lĩnh vực giáo dục: các trung tâm tiếng Anh, tiếng Trung, dạy Marketing,…
Các dịch vụ vận tải, đặt vé,…
Chat Bot ngày nay được sử dụng rất phổ biến vì nó tỏ ra rất hữu ích cho các doanh nghiệp. Tận dụng ưu điểm mà Chatbot đem lại để tăng doanh thu bán hàng online.
Xem thêm: Khóa học thiết kế website cho người kinh doanh
Khóa học chạy quảng cáo Facebook cho người kinh doanh Online