Hiện nay Marketing ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người thắc mắc không biết Marketing Manager là gì hay công việc chính của Marketing Manager là gì? Không sao cả bài viết này dành cho bạn, MOA Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ được ý nghĩa của Marketing Manager và chỉ ra những công việc chính của một Marketing Manager phải làm nhé.
Khái quát về vị trí Marketing Manager
Marketing Manager là gì ?
Marketing Manager là người chịu trách nhiệm điều hành bộ phận Marketing nói chung và các nhân viên Marketing trong doanh nghiệp nói riêng. Rất nhiều người thường hay bị nhầm lẫn giữa Marketing Manager và Marketing Executive bởi họ cùng đóng vai trò quản lý chung đối với các hoạt động marketing của công ty. Tuy nhiên trên thực tế thì các Marketing Executive làm việc dưới sự chỉ đạo và quản lý của Marketing Manager.
Đặc điểm công việc của Marketing Manager là gì ?
Nhiệm vụ quan trọng nhất của một Marketing Manager chính là lên kế hoạch và triển khai việc thực hiện các chiến lược Marketing nhằm quảng bá sản phẩm và hình ảnh của công ty trên thị trường để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và tăng doanh thu bán hàng. Họ còn phân công công việc, giám sát tiến độ của các thành viên trong phạm vi quyền hạn của mình. Bên cạnh đó thì họ cũng phải thiết lập và đề xuất ngân sách dự kiến với ban Giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm cho việc phê duyệt và sử dụng nguồn ngân sách này sao cho hợp lý. Ngoài ra, trong quá trình làm việc thì một Marketing Manager cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ và dự án khác theo yêu cầu của ban Giám đốc.
Hầu hết các công việc của Marketing Manager là nghiên cứu chiến lược phát triển để quảng bá sản phẩm nên thường được họ thực hiện ở văn phòng. Tuy nhiên để có cái nhìn khách quan và chân thực hơn về nhu cầu của khách hàng cũng như gặp gỡ đối tác thì các Marketing Manager sẽ làm việc ở bên ngoài để có kết quả tốt nhất.
- Xem thêm: MARKETING LÀ GÌ? CẨM NANG LÀM MARKETING TỪ A – Z DÀNH CHO MARKETER
Mô tả công việc Marketing Manager
Tất cả các thông tin liên quan tới một vị trí bất kỳ trong một tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp đều được thể hiện trong bảng mô tả công việc. Trong đó, Marketing Manager job description sẽ bao gồm 4 nội dung chính là trách nhiệm, quyền hạn, báo cáo ủy quyền và tiêu chuẩn cho một Marketing Manager. Tuy nhiên chúng ta đều biết rằng không chỉ có một mà là khá nhiều vị trí Marketing Manager đảm nhiệm các chức năng khác nhau trong công ty như Digital marketing manager, Assistant marketing manager, Content marketing manager, Trade marketing manager hay thậm chí là cả Sales and Marketing manager. Do đó, việc liệt kê bảng mô tả công việc của tất cả các vị trí kể trên là điều không cần thiết mà thay vào đó chúng tôi sẽ tổng hợp lại thành một bản chung nhất cho Marketing Manager.
Trách nhiệm
- Hầu hết các Marketing Manager hiện nay đều có trách nhiệm quan trọng nhất là hoạch định chiến lược Marketing cho sản phẩm và quảng bá hình ảnh của công ty. Với mỗi dự án được đề ra thì Marketing Manager cần đồng thời thiết lập dự toán ngân sách và trình Giám đốc phê duyệt. Sau khi chính thức được phê duyệt thì công việc của Marketing Manager là duyệt chi và quản lý việc sử dụng nguồn ngân sách đó theo đúng mục đích, trong phạm vi cho phép.
- Lên kế hoạch, đề xuất các giải pháp và tổ chức triển khai việc thực hiện các mục tiêu marketing cũng như chính sách của công ty. Điều hành và quản lý mọi hoạt động marketing cũng như đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động kinh doanh của công ty.
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo việc thực hiện các chương trình nghiên cứu phát triển, tổ chức các khóa huấn luyện – đào tạo và triển khai ứng dụng công nghệ trong các hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu thị trường và phối hợp với Giám đốc Sản xuất cùng xây dựng chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng; giám sát hiệu quả hoạt động của bộ phận chăm sóc khách hàng.
- Phối hợp với bộ phận phụ trách mảng khách hàng và Account Executive để đảm bảo đáp ứng kịp thời những yêu cầu mới của khách hàng nói chung và cập nhật xu hướng mới trên thị trường.
- Đảm bảo các hoạt động quảng bá và kinh doanh của công ty luôn được diễn ra theo đúng tiến độ và kế hoạch đã đề ra, thường xuyên báo cáo với ban Giám đốc công ty định kỳ mỗi tháng một lần về tình hình kinh doanh và xin ý kiến chỉ đạo kịp thời nếu có vấn đề xảy ra. Ngoài ra Marketing Manager còn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với ban Giám đốc trong việc giám sát hoạt động của các bộ phận kinh doanh nhằm bảo đảm đạt được kết quả tốt nhất theo đúng kế hoạch đề ra.
- Báo cáo tổng kết hoạt động marketing trong kỳ thuộc phạm vi trách nhiệm theo Tài khoá Công ty và thực hiện các công việc đã được ủy quyền khi không có mặt Giám đốc, chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động của bộ phận marketing, lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong thẩm quyền của mình.
Quyền hạn
- Marketing manager có quyền ký duyệt các văn bản, kế hoạch kinh doanh của công ty; phê duyệt các quy định, quyết định có liên quan tới việc điều hành, quản lý và xử lý vi phạm đối với nhân viên công ty trong hoạt động kinh doanh và marketing thuộc phạm vi chuyên môn.
- Phê duyệt các khoản chi tiêu tài chính cho các hoạt động kinh doanh và marketing của công ty dựa trên kế hoạch đã được ban Giám đốc phê duyệt theo nguyên tắc đảm bảo đúng mục đích, định mức và phạm vi quyền hạn của mình.
- Yêu cầu các thành viên trong ban Giám đốc, Trưởng phòng, trưởng bộ phận và các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện triển khai chiến lược và chính sách của công ty đã được Giám đốc phê duyệt; yêu cầu các đơn vị, phòng ban có liên quan báo cáo định kỳ và gửi báo cáo khi có yêu cầu.
- Giám sát tiến độ thực hiện công việc của các bộ phận trong thẩm quyền và phê duyệt các báo cáo quá trình thực hiện nhiệm vụ. Ký duyệt các đơn xin nghỉ phép, đơn xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác, khen thưởng hoặc kỷ luật và tăng bậc lương đối với các nhân viên bộ phận Marketing.
Báo cáo ủy quyền
Về báo cáo ủy quyền thì Marketing Manager có trách nhiệm báo cáo tiến trình thực hiện các chính sách và chiến lược kinh doanh của công ty định kỳ mỗi tháng một lần. Ngoài ra còn có thể ủy quyền cho Trưởng phòng Marketing đối với các quyết định, hoạt động của bộ phận Marketing trong phạm vi quyền hạn của mình.
Tiêu chuẩn
Để trở thành một Marketing Manager thì trước hết bạn cần tốt nghiệp Đại học trở lên với chuyên ngành Marketing, Quản trị kinh doanh, Kinh tế hoặc một số chuyên ngành có liên quan khác và có trình độ chính trị từ trung cấp trở lên. Về trình độ chuyên môn, bạn cần phải được đào tạo về quản lý kinh tế, có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực Marketing và quản trị doanh nghiệp, hệ thống luật kinh tế và luật doanh nghiệp hiện hành cũng như các loại văn bản pháp luật khác.
Ngoài ra, trong Digital Marketing Manager job description thì phần tiêu chuẩn còn yêu cầu trình độ tin học cao và có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử, marketing online… Một số doanh nghiệp tuyển dụng Marketing Manager còn yêu cầu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp tối thiểu 3 năm và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực marketing tối thiểu 5 năm. Bên cạnh đó, với mỗi vị trí Marketing Manager với các chức năng khác nhau sẽ đòi hỏi kỹ năng mềm và các nghiệp vụ chuyên môn không giống nhau. Chính vì vậy, phần tiếp theo trong bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi “Những kỹ năng cần có của Marketing Manager là gì?”
Những kỹ năng cần có của một Marketing Manager là gì?
Kỹ năng lãnh đạo
Đây là một kỹ năng không thể thiếu ở mỗi Marketing Manager, tuy nhiên lãnh đạo ở đây không phải chỉ bao gồm việc có quyền sai khiến người khác mà kỹ năng lãnh đạo ở đây có nghĩa là bạn vừa phải biết cách thuyết phục người khác bằng chính năng lực của mình, lại vừa biết phân công công việc phù hợp với điểm mạnh của từng người và hợp tác với các phòng ban khác để tạo ra tăng trưởng tốt nhất cho công ty.
Tay viết chắc và sắc sảo
Để thiết lập một kế hoạch và chiến lược Marketing tốt, đem lại doanh thu cao cho công ty thì bạn không thể thiếu khả năng lập luận sắc bén và tư duy logic cũng như khả năng truyền tải nội dung một cách sáng tạo và đột phá. Điều này trái ngược hoàn toàn với việc mọi người thường hay lầm tưởng về việc Marketing Manager không cần kỹ năng viết chắc tay và sắc sảo do họ là người chuyên lập kế hoạch và quản lý việc thực hiện các mục tiêu marketing của công ty chứ không phải trực tiếp viết bài. Hiện nay các Marketing Manager đều lấy kinh nghiệm thực tế của chính mình trong khoảng thời gian mới vào nghề với vị trí Marketing Content nên kỹ năng viết là điều cơ bản không thể thiếu.
Kỹ năng nghiên cứu, phân tích thị trường, khách hàng
Đây là kỹ năng bắt buộc phải có với một Marketing Manager bởi vì kỹ năng này sẽ giúp bạn thực hiện các công tác khảo sát thị trường một cách có hiệu quả và đáp ứng kịp thời theo nhu cầu của khách hàng để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác. Mặc dù những người làm Marketing Manager hoàn toàn có thể dựa vào số liệu và phân tích của bộ phận nghiên cứu thị trường và phòng chăm sóc khách hàng, tuy nhiên việc tự mình nghiên cứu, phân tích và đánh giá sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn để từ đó đưa ra những chiến lược, phương án tối ưu nhất có thể, từ đó góp phần tăng doanh số bán hàng cho công ty.
Kỹ thuật phân khúc thị trường
Trên thị trường có rất nhiều nhóm đối tượng khách hàng hoàn toàn khác nhau và việc làm hài lòng tất cả những nhóm này là điều không thể. Chính vì thế, là người quản lý và phụ trách mảng truyền thông và quảng bá sản phẩm thì Marketing Manager cần nắm được kỹ thuật phân khúc thị trường để đánh vào nhóm đối tượng tiềm năng nhất nhằm thu được doanh thu bán hàng ở mức tối đa.
Kỹ năng phân tích dữ liệu
Đây là một kỹ năng tiêu chuẩn cần thiết để bạn trở thành một Marketing Manager. Nhờ có kỹ năng này mà bạn có thể tối ưu hóa ở mức cao nhất hiệu quả hoạt động của các chiến dịch Marketing trên thị trường thông qua các bộ dữ liệu được gửi đến và các thông tin từ khách hàng. Chúng ta đều biết digital marketing đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây bởi những hiệu quả mà nó mang lại, nếu kết hợp kỹ năng phân tích dữ liệu với một chút sáng tạo và tư duy đột phá thì chắc chắn bạn sẽ đưa ra được những ý tưởng dẫn đầu xu hướng.
Mạo hiểm, ưa thử thách
Trong lĩnh vực Marketing nói chung và mảng digital nói riêng thì chúng ta đều không thể phủ nhận tốc độ phát triển chóng mặt và hiệu quả bùng nổ của những công cụ này đối với tình hình kinh doanh và phát triển của mọi doanh nghiệp. Chính vì thế, là một Digital Marketing Manager thì bạn không thể thiếu sự mạo hiểm và ưa thử thách để có thể tìm được con đường riêng cho chính bản thân mình cũng như đủ sức cạnh tranh với hàng ngàn đối thủ khác trên thị trường. Dám nghĩ, dám làm và sẵn sàng chịu trách nhiệm là những yếu tố tạo nên thành công cho các Marketing Manager trong thời đại 4.0 hiện nay.
Tầm nhìn
Là một người lãnh đạo, một nhà quản lý như Marketing Manager thì chắc chắn bạn sẽ không thể thiếu một tầm nhìn xa và khả năng dự đoán các xu hướng phát triển trong tương lai. Những kỹ năng này sẽ giúp bạn có định hướng phát triển tốt và tìm kiếm cơ hội cho doanh nghiệp của mình. Nếu thiếu đi tầm nhìn trong lĩnh vực marketing nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung, may mắn thì bạn có thể tồn tại nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể phát triển và sớm muộn cũng sẽ bị loại bỏ do sức cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.
Sáng tạo và đam mê
Hầu như tất cả công ty, doanh nghiệp tuyển dụng Marketing Manager luôn đề cao khả năng sáng tạo và sự đam mê với công việc của các ứng viên và họ sẽ lấy điều đó làm một tiêu chí để tuyển chọn. Nếu như óc sáng tạo và khả năng tư duy đột phá sẽ giúp bạn thăng tiến và phát triển sự nghiệp một cách dễ dàng thì niềm đam mê với công việc sẽ giúp bạn gắn bó với nó trong một thời gian dài. Đây là hai yếu tố không thể thiếu và luôn song hành và bổ trợ cho nhau trong quá trình làm việc của một Marketing Manager.
Biết lắng nghe
Những điều cần lắng nghe của một Marketing Manager là gì ? Một người lãnh đạo tốt là người biết nhìn xa trông rộng và biết lắng nghe ý kiến của cấp trên, cấp dưới, của đồng nghiệp và yêu cầu của khách hàng. Bạn nên chủ động thậm chsi đề nghị mọi người góp ý kiến hay lên tiếng về việc họ cảm thấy thế nào với cách xử lý của bạn, sự lắng nghe sẽ giúp bạn thấy được những hạn chế của bản thân, những sai sót khi làm việc và những mong muốn cần được đáp ứng từ phía khách hàng, từ đó đưa ra một chính sách và chiến lược tốt nhất cho mọi người.
Kết luận
Để trở thành một Marketing Manager giỏi thì bạn không chỉ giỏi về lĩnh vực chính của mình mà còn phải trau dồi và bổ sung kiến thức từ nhiều ngành nghề, nhiều môi trường để có thể giúp các bạn hoàn thiện bản thân hơn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công trong tương lai.